Hôm nay, Skyhome muốn chia sẻ với các bác về một vấn đề mà nhiều người đang thắc mắc: liệu có nên làm đồ thờ, bàn thờ, nội thất phòng thờ bằng gỗ gụ nữa hay không? Đặc biệt là các bác trưởng họ hoặc những ai đang có công trình nhà thờ, từ đường và muốn chọn gỗ làm đồ thờ. Em sẽ chỉ ra 5 nhược điểm của bàn thờ gỗ gụ để các bác cân nhắc kỹ khi mua sắm.
- Thứ nhất, bàn thờ gỗ gụ rất dễ bị nứt, nhất là vào mùa hanh khô: Các bác có thể thấy, dù là những khối gỗ lớn, gỗ gụ vẫn bị nứt. Em khuyên các bác khi đặt hàng thì nên yêu cầu cơ sở để gỗ khô tự nhiên, tránh dùng công nghệ hấp gỗ, vì như vậy sản phẩm sẽ bền hơn và ít bị nứt.
- Thứ hai là vấn đề màu sắc: Gỗ gụ khi xẻ ra, màu sắc thường không đồng đều, và gỗ sẽ xuống màu khá nhanh. Em khuyên các bác nên yêu cầu sơn bàn thờ gỗ gụ màu tối, như màu cánh gián hoặc nâu gụ để che đi sự không đồng đều của màu gỗ.
- Thứ ba, bàn thờ gỗ gụ dễ bị mọt nước, đặc biệt ở những phần bìa gỗ: Khi mua đồ, các bác cần lưu ý kiểm tra kỹ những phần bị mọt, đặc biệt là những vết màu trắng, vì đó là dấu hiệu mọt còn sống.
- Thứ tư, bàn thờ gỗ gụ có ít vân: Dù vẫn có những cây gỗ gụ vân đẹp, nhưng trong đồ thờ, phần diện tích khoe vân rất ít. So với các loại gỗ khác như gỗ hương đá hay gỗ gõ đỏ, vân gỗ gụ không nổi bật bằng.
- Cuối cùng, bàn thờ gỗ gụ có tính chất nhẹ và mềm, dễ bị cong vênh do thay đổi nhiệt độ và độ ẩm: Vì vậy, khi làm những sản phẩm như cột, trụ đỡ, các bác nên chọn kích thước lớn và dày để tránh bị biến dạng.
Hy vọng qua bài viết này, các bác sẽ có cái nhìn rõ hơn về bàn thờ gỗ gụ và đưa ra quyết định đúng đắn khi mua sắm bàn thờ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, các bác có thể gọi 0936 32 08 32, em sẽ giải đáp chi tiết. Cảm ơn các bác đã đọc và chúc các bác chọn được sản phẩm ưng ý!