Gỗ gụ là gỗ gì ?
Cây gỗ gụ hay còn gọi là gụ lau hay gõ sương có tên khoa học là Sindora tonkinensis, là một loại gỗ lớn thuộc họ đậu. Cây gỗ gụ cao 20-25m, đường kính 0.6-0.8m, là cây gỗ to, rụng lá. Lá kép lông chim một lần, chẵn; lá chét 4-5 đôi, hình bầu dục-mác, dài 6–12 cm, rộng 3,5–6 cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét dài khoảng 5mm. Lá bắn hình tam giác, dài 5 – 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cụm hoa hình chùy, dài 10–15 cm, phủ đầy lông nhung màu vàng hung. Hoa có từ 1-3 cánh, cánh nạc, dài khoảng 8mm. Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung; vòi cong, dài 10-15mm, nhẵn, núm hình đầu. Quả đậu, hình gần tròn hay bầu dục rộng, dài khoảng 7 cm, rộng khoảng 4 cm với một mỏ thẳng, không phủ gai, thường có 1 hạt, ít khi 2-3 hạt. Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả chính vào tháng 7-9, tái sinh bằng hạt.
Cây gỗ gụ sống trong các khhu rừng nhiệt đới thường xanh, ưa mưa, ẩm, ở nhứng nơi có độ cao dưới 600m. Phân bố: Campuchia, Việt Nam. Ở nước ta, cây gỗ gụ thường thấy ở các vùng Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Khánh Hòa, Đà Nẵng,…
tranh Tứ quý gỗ gụ ta
Kỉ trà gỗ gụ đục tứ linh
Bộ lu uy gỗ gụ ta
Tủ chùa gỗ gụ ta
Nhận biết gỗ Gụ ta
- Mùi gỗ: nếu thấy có mùi chua nhưng không hăng thì đích thị là gỗ gõ dầu( Gụ), hoặc khi đánh thêm một lớp vecni lên gỗ mà thấy xuất hiện nâu đậm hoặc nâu đỏ thì cũng là gỗ thật.
- Màu sắc: Gỗ gụ có màu sắc vàng nhạt hay vàng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu thẩm. Khi đánh bóng bằng vecni gỗ sẽ có mầu nâu đậm, hoặc mầu nâu đỏ.
- Vân gỗ: thớ thẳng, vân mịn và đẹp. Tuy nhiên vân gỗ gụ có hình dáng như hoa, đa dạng và rất đẹp. Bạn có thể quan sát hình ảnh về tam bảo gỗ gụ (bên dưới) để thấy độ đa dạng cũng như sự mềm mại, tinh tế của từng đường vân gỗ gụ.
Tủ bày đồ gỗ gụ ta 100%. Hàng hiếm 2
So sánh gỗ gụ ta và gỗ gụ Lào
Khi nhìn và chất gỗ ta sẽ thấy gỗ gụ ta có tôm gỗ mịn hơn gỗ lào, tôm của gỗ lào nhìn và đã thấy rất thô do đó ít được chuộng hơn. Cũng vì được thị hiếu người dùng ưu thích hơn nên gỗ gụ ta có giá cao hơn gỗ gụ lào.
Hoa Lan Tây Gỗ Gụ Ta
Phân biệt gỗ gụ và gỗ xà cừ
Để phân biệt và nhận biết gỗ gụ và gỗ xà cừ, cách kiểm tra đơn giản nhất là ta nhúng một phần của mẩu gỗ vào chậu nước vôi, phần ngâm từ màu sáng sẽ ngả màu gụ ngay (khoảng 2 – 5 phút). Gỗ gụ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm nội thất sử dụng trong đời sống hàng ngày. Các sản phẩm được làm từ gỗ gụ đa dạng về kiểu dáng sản phẩm, có thể kể đến như: Tủ, kệ, bàn trà, sofa,…. Và rất nhiều các sản phẩm nội thất khác. Gỗ gụ dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè. Vỏ cây giàu Tanin trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá.
Đặc điểm gỗ gụ mật
Cây gỗ gụ mật mọc nhiều ở rừng mưa nhiệt đới, loài cây lâu năm thường tập trung chính ở độ cao 500 – 700m (có khi đến 1000m). Gỗ gụ mật sinh trưởng tốt nhất ở nơi đất bằng phẳng dạng núi đồi nghiêng phẳng hoặc mộc trên sườn đổi núi có khá năng thoát nước tốt, đất đỏ và sét pha chút cát. Thế giới: phân bố ở một số nước Châu Á và Đông Nam Á: Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Myanma và Việt Nam…. Việt Nam: phân bố tại các tỉnh như Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hòa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Hà Bắc.
Chất gỗ gụ mật có màu nâu đen, gỗ mới mới xẻ ra thường thì có màu vàng nâu nhưng để sau một thời gian có thể là đã thành phẩm thì gỗ ngày càng thẫm lại, đến một ngày gỗ mướt nước. Mướt nước ở đây có nghĩa là gỗ càng ngày càng bóng càng ngày càng thẫm như màu mật ong đã để lâu năm. Để lâu ngày sản phẩm gỗ gõ mật trở thành gỗ quý mà ít gỗ sánh được.
- Màu gỗ gụ mật: Gỗ mới xẻ có màu vàng nâu, khi đánh vecni gỗ sẽ có màu nâu đậm hoặc màu nâu đỏ.
- Mùi gỗ gụ mật: khi đưa lên mũi ngửi thấy có mùi chua nhưng không hăng. Đây là cách không đòi hỏi bạn cần có kiến thức chuyên môn mà vẫn có thể kiểm nghiệm một cách trực quan được.
Hiện nay, tất cả các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp thì gỗ gụ mật là chất liệu chính được nhiều nghệ nhân lựa chọn. Ứng dụng của gỗ gụ mật vào trong đồ nội thất gồm rất nhiều sản phẩm phải kể đến như: Bàn ghế gỗ gụ mật, Kệ tivi gỗ gụ mật, Tủ quần áo gỗ gụ mật, Bàn trang điểm gỗ gụ mật, Bàn phấn gụ mật, Giường ngủ gỗ ụ mật, Đồ thờ gỗ gụ mật, Sập thờ gỗ gụ mật, Bàn thờ gỗ gụ mật,…
Các loại gỗ gụ ta tại Việt Nam
Sở dĩ gỗ gụ được đại đa tầng lớp ưa chuộng là bởi vẻ sang và đẹp mà nó mang lại, hơn nữa là bởi giá thành cũng rất phù hợp với mọi người, dù xét mặt bằng chung thì giá gỗ gụ cũng tương đối cao. Ở gỗ Gụ có những đặc trưng mà không dòng nào bì kịp. Thứ nhất là vân của Gụ rất mịn và đẹp, các thớ gỗ thẳng tắp, nhìn rất mắt mắt. Nếu so với gỗ hương vân, thì các vân gỗ của gỗ gụ không hề nổi cuộn lên, các đường vân cũng thường không liền đoạn, màu sắc của vân gỗ thường là màu vàng trắng, đôi lúc có điểm các đường vân đen ngắn.
- Loại đắt nhất là gỗ gụ ở Hòa Bình, Tam Đảo và ở các khu rừng phía Bắc. Gỗ mới hầu như thấy, mà ta chỉ thấy trong đồ gỗ cổ như sập cổ , tủ chè cổ, tủ chùa cổ, trường kỷ cổ.Gụ miền Bắc rất đẹp và đắt bởi thớ mịn dùng lâu bóng như sừng.
- Loại thứ hai là gụ từ Thanh Hóa trở vào tới Quảng Bình: loại này ngày càng hiếm và đắt. Gỗ loại này chủ yếu được phá từ các bộ sập miểng cũ ra đóng đồ nên đã ngả màu và vân rất đẹp; giá cao gấp 2 – 3 lần các loại làm bằng gụ mới khác.
- Loại thứ ba là gụ Gia Lai: loại này cũng rất tốt và phổ biến hiện nay. Gọi là gụ Gia Lai nhưng nhìn chung là gỗ gụ được khai thác ở khu vực miền Trung và khu rừng giáp ranh giữa Việt Nam – Campuchia – Nam Lào – Đông Bắc Thái Lan.
Thời xưa “sập gụ, tủ chè” là biểu tượng của giàu sang quyền quý bới không phải ai cũng có điều kiện mà xài loại gỗ này, chỉ có những nhà giàu mới được dùng mà thôi. Ngoài ra, do đường kính thân gỗ lớn nên gỗ gụ mang rất nhiều lợi ích cho các nghệ nhân trong quá trình thiết kế và sáng tạo kiểu dáng sản phẩm. Mà nhất là gỗ gụ rất dễ đánh bóng, lại ít bị mối mọt hoặc cong vênh. Chính những đặc điểm này đã khiến cho gỗ gụ được lựa chọn rất nhiều trong làng đồ thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ phong thuỷ.
tủ chè hàng cũ cánh cong gỗ gụ ta quảng bình
Sập cây gỗ gụ ta hàng tái sâu 2
Sập gụ tủ chè gụ ta
Các sản phẩm từ Gỗ gụ ta
Gỗ gụ mật là loại gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh. Gỗ gụ có mùi chua nhưng không hăng. Gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn, có màu sắc vàng nhạt hoặc trắng để lâu ngày thì ngả màu sang màu nâu thẫm. Đặc biệt, gỗ gụ được xếp vào một trong các loại gỗ quý tại Việt Nam. Thân gỗ gụ thẳng và mập sẽ tạo nên các phiến gỗ đều, thẳng và dày dặn, khiến cho mẫu tượng hoặc mẫu đồ dùng không bị chắp vá quá nhiều miếng gỗ, tạo nên vẻ đẹp đồng nhất và hài hoà. Gỗ gụ dễ đánh bóng, khả năng chống chịu ngoại lực tốt, ít bị cong vênh mối mọt, tuổi thọ cao.
Bàn gù gỗ lim ta
Bộ tứ bình gỗ gụ ta khảm ốc
gỗ gụ ta mịn bóng như sừng
gỗ gụ ta mịn bóng như sừng 2
Minh trúc tay 11 gỗ gụ ta 6 món
Sập cây gỗ gụ ta hàng tái sâu 2
Sập gỗ gụ ta cũ
Tủ chè gỗ gụ ta
– Nhận tư vấn, thiết kế, đo đạc tại nhà
– Nhận đặt hàng theo yêu cầu của quý khách hàng
– Lắp đặt tại nhà miễn phí
– Hình thức vận chuyển : Miễn phí vận chuyển trong nội thành Hà Nội
– Bảo hành lên tới : 5 năm cho sản phẩm
Thông tin liên hệ Bàn thờ giá tốt
– Địa chỉ: Thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
– Trưng bày hàng: Thôn 3b, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
– Xưởng sản xuất: 24h, Thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
– Hotline/ zalo: 0936 32 08 32 – 0987 152 648
– Đặt hàng trực tiếp tại website: https://skyhome.vn
– Đặt hàng trên web: Bàn Thờ Giá Tốt