Hôm nay, Skyhome sẽ so sánh hai loại bàn thờ gỗ rất được các bác lớn tuổi ưa chuộng, đó là bàn thờ gỗ dổi Lào và bàn thờ gỗ gụ Lào. Cả hai loại gỗ này đều được dùng nhiều trong đồ thờ cúng và đồ nội thất, nhưng liệu chất lượng gỗ của chúng ngày nay có còn tốt như trước không? Skyhome sẽ làm một so sánh để các bác tham khảo.

bàn thờ gỗ dổi Lào
  • Về màu sắc 

Bàn thờ gỗ dổi Lào với màu vàng nhạt và ít vân. Bàn thờ gỗ gụ Lào có màu đậm hơn và có màu nâu gụ đặc trưng, bóng và mùi thơm dễ chịu. Điểm nổi bật của bàn thờ gỗ gụ Lào là thớ gỗ rất nhỏ, giúp gỗ bền và có mùi thơm nhẹ. Gỗ này cũng chứa nhiều tinh dầu, vì thế khi các bác làm đồ, nếu miết tay vào sẽ thấy gỗ tự nhiên bóng lên, đó là lớp sừng của gỗ. Một số cơ sở còn dùng lá chuối khô để đánh bóng gỗ, giúp tạo màu sắc đẹp và giống như đồ cổ.

bàn thờ gỗ gụ lào
  • Về chất lượng gỗ 

Còn bàn thờ gỗ dổi Lào, mặc dù thớ gỗ cũng nhỏ nhưng có nhược điểm là giữ nước lâu. Do đó, khi làm bàn thờ gỗ dổi Lào không xử lý kỹ, gỗ dễ bị nứt. Vậy tại sao lại như vậy? Khi gỗ còn tươi và có nhiều nước, nếu các bác xẻ gỗ ngay, ví dụ xẻ ra 5 phân, thì ban đầu gỗ sẽ đủ dày. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi gỗ khô đi, nó sẽ co lại và chỉ còn khoảng 4.7 hoặc 4.8 phân. Vì thế, khi làm bàn thờ gỗ dổi Lào, em khuyên các bác nên để gỗ khô hoàn toàn trước khi làm đồ, và khi sơn, nên chọn các loại sơn như sơn son thép vàng hoặc sơn màu đậm. Những loại sơn này sẽ giúp che đi các vết nứt nếu có. Nếu dùng sơn PU, mặc dù vẫn giữ được màu gỗ, nhưng khi gỗ bị nứt, các vết nứt sẽ lộ rõ hơn.

bàn thờ gỗ dổi lào sơn son thếp vàng

Với bàn thờ gỗ gụ Lào, nếu chọn loại chất lượng tốt như (gỗ gụ nặng), thì rất ổn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, và mua phải loại gỗ gụ Lào chất nhẹ, thì loại này sẽ mềm, xốp và dễ bị mối mọt. Giá của nó cũng rẻ hơn nhiều so với gỗ gụ chất tốt. Vì vậy, có một số cơ sở lợi dụng tên gọi “gỗ gụ Lào” để bán loại gỗ chất lượng kém. Khi mua đồ gỗ, các bác cần chú ý về nguồn gốc và phân loại gỗ thật kỹ.

bàn thờ gỗ gụ lào đẹp

Cả hai bàn thờ này đều có một nhược điểm chung là dễ bị xuống màu nhanh và dễ bị nứt răm. Chính vì vậy, ngày xưa các cụ thường dùng sơn son thép vàng với lớp sơn rất dày để làm đồ thờ. Lớp sơn này không chỉ bảo vệ đồ gỗ khỏi nứt răm mà còn giúp che đi các vết nứt nhỏ, đồng thời giữ màu sắc của gỗ. Các cụ cũng thường dùng sơn dầu để đánh bóng, giúp giữ màu và tạo độ bóng mượt cho đồ gỗ.

Ngày nay, các loại gỗ như hương đá, gõ đỏ đang được ưa chuộng hơn vì giữ màu bền đẹp lâu dài, không bị xuống màu nhanh như gỗ gụ hay gỗ dổi. Vì vậy, trong các đồ gỗ nội thất hiện đại hoặc tân cổ điển, người ta thường sử dụng nhiều gỗ hương đá và gỗ gõ đỏ vì chúng có khả năng giữ màu tốt và bền bỉ.

Tuy nhiên, nếu phải so sánh giữa bàn thờ gỗ gụ Lào và gỗ dổi Lào, em vẫn đánh giá bàn thờ gỗ gụ Lào có chất lượng tốt hơn, bền đẹp hơn.