Tủ Bếp Chữ L
2.000.000 ₫
Giàn tủ bếp là nhân vật chính quan trọng nhất trong gian bếp gia đình. Tủ bếp đẹp làm nên sự thịnh vượng và gắn kết cho gia chủ. Để xây dựng cho gia đình gian bếp sang trọng và tiện nghi thì đòi hỏi gia chủ cần phải lựa chọn được một mẫu tủ bếp đẹp lại phù hợp với không gian chính ngôi nhà của mình. Việc xác định kiểu dáng tủ bếp chính là một điểm quan trọng tạo nên tính thẩm mỹ của không gian và sự tiện nghi. Tủ bếp chữ L là kiểu dáng tủ bếp truyền thống phổ biến nhất hiện nay. Vậy tại sao tủ bếp chữ L lại được ưa chuộng như vậy? Sau bài viết này chắc chắn bạn sẽ biết được liệu tủ bếp hình chữ L có thực sự phù hợp với ngôi nhà của mình hay không.
Tủ Bếp Chữ L sang trọng
Tủ bếp chữ L là gì?
Tủ bếp chữ L hiện này là kiểu dáng tủ bếp được thiết kế áp dụng phổ biến nhất trong không gian bếp hiện nay. Tủ bếp được thiết kế theo 2 chiều vuông góc với nhau có 1 chiều dài hơn và 1 chiều ngắn hơn trông giống như hình chữ L. Chúng còn có tên gọi khác là tủ bếp dạng góc.. Vị trí bếp nấu thường được đặt nằm ở cạnh ngắn hơn. Cạnh bếp dài hơn trang bị bồn rửa, tủ lạnh và các thiết bị bếp khác.
Đặc điểm của tủ bếp chữ L: Hai modun bếp được đặt theo góc vuông mở ra hai cạnh sẽ giúp bạn có thể tận dụng tối đa không gian bếp. Hệ tủ bếp trên và bếp dưới được cố định dọc theo hai bức tường cũng sẽ giúp cung cấp không gian lưu trữ lớn và các gia đình có thể tận dụng khoảng trống ở giữa để đặt bàn ăn hoặc bàn đảo.
Tủ bếp chữ L là gì
Xem thêm tủ bếp laminate tốt nhất
Báo Giá Tủ Bếp Chữ L Bằng Gỗ Tự Nhiên, Gỗ Công Nghiệp
Báo Giá Tủ Bếp Chữ L Bằng Gỗ Tự Nhiên, Gỗ Công Nghiệp
Bạn đang phân vân về giá tủ bếp chữ L. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế và thi công nội thất tủ bếp. Xưởng sản xuất nội thất Skyhome chúng tôi đảm bảo cung cấp tới tay khách hàng những sản phẩm chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
Dưới đây là bảng báo giá tủ bếp chữ L năm 2023 chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng. Áp dụng cho kích thước tủ bếp trên và tủ bếp dưới chiều dài….m:
Vật liệu gỗ công nghiệp MDF:….
Vật liệu gỗ công nghiệp HDF…
Đơn giá trên chưa bao gồm phụ kiện inox, mặt đá, vật tư và dụng cụ nhà bếp khác như hút mùi, lò vi sóng…
Báo giá trên có thể thay đổi đối tùy theo loại vật liệu, thiết kế, loại sơn và loại vật tư phụ kiện, địa điểm thi công mà khách hàng yêu cầu. Hãy liên hệ với SKYHOME chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được tư vấn và báo giá cụ thể nhất và nhanh chóng nhất theo thiết kế và màu sắc mà các bạn lựa chọn.
Tủ bếp chữ L thông minh là gì ?
Tủ bếp chữ L thông minh là một giải pháp thiết kế tủ bếp hiện đại và thông minh, tận dụng mọi không gian của căn bếp chữ L. Tủ bếp chữ L thông minh sử dụng các công nghệ tiên tiến như cảm biến, đèn LED, cơ chế mở và đóng tự động, hệ thống thông gió tự động, các thiết bị điện gia dụng thông minh, và các tính năng tiện ích khác.
Một số tính năng thông minh thường có trong thiết kế tủ bếp chữ L thông minh gồm:
- Tủ bếp có hệ thống đóng mở tự động thông qua cảm biến, giúp cho người dùng không cần phải chạm vào tay nắm và tiết kiệm thời gian.
- Tủ bếp chữ L thông minh có đèn LED chiếu sáng đủ mạnh, tạo ra một không gian bếp sáng và thoáng, tối ưu hóa khả năng quan sát khi nấu ăn.
- Tủ bếp chữ L thông minh thường được trang bị hệ thống thông gió tự động, giúp giảm thiểu mùi khó chịu và bảo vệ sức khỏe cho người dùng.
- Tủ bếp chữ L thông minh thường được tích hợp với các thiết bị điện gia dụng thông minh như bếp điện từ, lò vi sóng, tủ lạnh, máy rửa bát, giúp cho người dùng dễ dàng quản lý các thiết bị điện từ xa thông qua điện thoại hoặc máy tính bảng.
- Tủ bếp chữ L thông minh được thiết kế với các giá đỡ và hệ thống lưu trữ thông minh, giúp cho người dùng dễ dàng lưu trữ các dụng cụ nấu ăn và bảo quản thực phẩm một cách tiện lợi.
Tóm lại, tủ bếp chữ L thông minh là một giải pháp thiết kế tủ bếp hiện đại, tiện nghi và tiết kiệm không gian cho căn bếp của bạn.
Thiết kế tủ bếp chữ L
Tủ bếp chữ L đẹp
Tủ bếp chữ L thông minh
Tủ bếp góc chữ L
Tủ bếp chữ L hiện đại
Tủ bếp chữ L cho căn hộ nhỏ
Có nên làm tủ bếp chữ L không?
Do không gian nhà ở đang ngày càng bị thu hẹp nên những thiết kế giúp tối ưu không gian và công năng sử dụng như tủ bếp chữ L đã được ưa chuộng từ rất lâu. Tuy nhiên chúng cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định sau đây:
Ưu điểm tủ bếp chữ L
- Tiết kiệm không gian bếp: Tủ bếp chữ L có thiết kế nhỏ gọn, giúp tiết kiệm diện tích cho căn bếp. Với thiết kế tủ bếp hình chữ L gia chủ có thể tận dụng được vị trí nơi góc tường đặt các thiết bị nấu nướng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đáng kể diện tích trong gian bếp để những món đồ nội thất khác được bày trí mà vẫn đảm bảo có lối đi lại rộng rãi cho người sử dụng.
- Hiệu quả sử dụng cao: Tủ bếp chữ L được rất nhiều gia đình lựa chọn bởi mang lại công năng sử dụng cao. Việc bài trí bốc cục hợp lí khiến căn bếp của bạn trông gọn gàng và khoa học hơn. Khi nấu nướng người đầu bếp không cần phải di chuyển quá nhiều trong thời gian chuẩn bị và nấu nướng.
- Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng nới rộng căn bếp của mình theo cả 2 chiều mà không lo ảnh hưởng đến những bộ phận đã có sẵn của tủ bếp. Đôi khi, bạn chỉ cần đặt thêm 1 chiếc bàn liền kề như thế này và thêm vài ba chiếc ghế ngồi nữa là đã có được không gian ăn sáng lý tưởng cho mọi người rồi.
Đó chính là những lý do loại tủ bếp này là thiết kế được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Ưu điểm tủ bếp chữ L
Nhược điểm tủ bếp chữ L
Tủ bếp chữ L sở hữu cho mình nhiều ưu điểm nổi bật là thế nhưng cũng vẫn có một số nhược điểm còn tồn tại. Không phải tất cả mọi không gian nhà bếp đều phù hợp để lắp đặt tủ bếp chữ L. Với các căn bếp có diện tích quá nhỏ hay hay có thiết kế bất thường không có góc vuông sẽ không thể sử dụng loại tủ bếp hình chữ L được. Những không gian nhà bếp quá dài nhưng hẹp ngang cũng không phù hợp với tủ bếp chữ L vì nếu một cạnh của tủ quá dài sẽ gây mất thẩm mỹ cho không gian và cũng không thuận tiện cho việc di chuyển trong quá trình nấu nướng.
Nhược điểm tủ bếp chữ L
Kinh nghiệm thực tế khi làm tủ bếp chữ L
Dưới đây là những lưu ý bạn nên tìm hiểu để lựa chọn cho gia đình một hệ tủ bếp vừa thẩm mĩ vừa tiện lợi phù hợp với phong thủy.
Kinh nghiệm thực tế khi làm tủ bếp chữ L
Chọn vật liệu làm tủ bếp
1. Tủ bếp chữ L bằng gỗ tự nhiên
Tủ bếp gỗ tự nhiên là loại tủ bếp có sớm nhất trong gian bếp gia đình Việt. Loại gỗ thích hợp để đóng tủ bếp chữ L cũng rất đa dạng: Các loại gỗ cao cấp như gỗ óc chó, gỗ hương đỏ, gỗ hương đá, gỗ gụ… Các loại gỗ được dùng phổ biến hơn là gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ xoan đào, gỗ hương Lào… Tủ bếp dùng gỗ tự nhiên có kiểu cách và họa tiết đa dạng bắt mắt. Ưu điểm lớn của tủ bếp chữ L là độ bền cao, chịu lực, chịu nhiệt tốt, và có mùi thơm tự nhiên. Tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm là khối lượng lớn nên nặng và khó di chuyển, dễ mối mọt, cong vênh và giá thành cao.
Tủ bếp chữ L bằng gỗ tự nhiên
2. Tủ bếp chữ L bằng gỗ công nghiệp
Các loại gỗ công nghiệp ngày càng phong phú từ chủng loại cho tới mẫu mã mà chất lượng không thua kém các loại vật liệu khác. Dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường, thế nhưng tủ bếp gỗ công nghiệp đã chiếm được phần lớn thị trường nội thất hiện đại bởi những ưu điểm vượt trội mà ở gỗ tự nhiên không có được như:
- Không bị cong vênh, mối mọt, co ngót,
- Chống được nước và chống ẩm.
- Giá thành và mẫu mã, màu sắc đa dạng
Tuy nhiên chính bởi sự đa dạng đó mà việc lựa chọn loại gỗ công nghiệp nào cho tủ bếp nhà mình gây nhiều khó khăn cho khách hàng. Cùng Skyhome chúng tôi tìm hiểu về các chủng loại và ưu nhược điểm của mỗi loại gỗ công nghiệp để từ đó chúng ta đưa ra lựa chọn phù hợp.
- Gỗ công nghiệp MFC: Tủ bếp chữ L gỗ MFC là loại ván gỗ dăm được phủ bởi một lớp Melamine (Ván dăm loại thường và loại chống ẩm). Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ cây gỗ rừng trồng sau đó kết hợp với keo và ép tạo độ dày cho gỗ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp cuốn hút, nét đẹp riêng cho bề mặt, sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước. Các loại gỗ MFC có loại chịu nước (lõi xanh) được trộn keo chống nước giúp gia chủ có thể sử dụng trong những khu vực chậu rửa, nấu nướng thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc ẩm ướt.
- Gỗ công nghiệp MDF: Tủ bếp chữ L gỗ MDF (tên tiếng Anh viết tắt của từ Medium Density Fiberboard). Công nghệ và nguyên liệu sản xuất gỗ MDF cũng giống như gỗ công nghiệp MFC. Tuy nhiên, loại gỗ này được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC, vì thế mà gỗ MDF có chất lượng tốt hơn so với gỗ MFC. Mặt phủ lên cốt gỗ MDF thường là mặt phủ veneer, Laminate, Acrylic, Melamine giả vân gỗ hoặc có màu trắng. Tủ bếp làm từ gỗ MDF chịu nước (lõi xanh) thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước lớn hoặc nơi có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
- Gỗ công nghiệp HDF: Tủ bếp chữ L gỗ HDF là loại vật liệu cải tiến và là một tổ hợp gỗ công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối mọt, chính vì vậy mà chất liệu gỗ này đã khắc phục được những nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên. HDF có khoảng 40 màu sơn giúp cho việc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu và phong cách của gia chủ. Bề mặt nhẵn bóng và màu sắc đồng đều. Do kết cấu bên trong gỗ có mật độ cao hơn các loại ván ép thông thường nên gỗ HDF đặc biệt có khả năng chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Là giải pháp tuyệt vời cho thiết kế nội thất nhà bếp
- Gỗ công nghiệp PLYWOOD: Tủ bếp chữ L gỗ Plywood (hay còn gọi là ván ép) được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng sau đó ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Dòng gỗ này thường có khả năng chịu lực tốt hơn MDF hay MFC. Nó thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp mộc mạc, đơn giản cho bề mặt tủ bếp, rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
- Gỗ công nghiệp gỗ ghép thanh: Tủ bếp chữ L làm bằng gỗ ghép thanh (ván ghép thanh) sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ sau khi qua xử lý trên dây chuyền thiết bị hiện đại. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sau cùng là phủ sơn trang trí. gỗ ghép thanh dán veneer thường có giá thành rẻ hơn gỗ đặc tự nhiên khoảng 20 – 30%. Dù ghép từ gỗ tạp vụn nhưng đã qua tẩm sấy chuẩn mực nên không bị cong vênh, hay mối mọt trong suốt quá trình sử dụng.
- Gỗ nhựa: Ván gỗ nhựa là vật liệu mới xuất hiện trên thị trường. Tấm gỗ nhựa – tên kỹ thuật của nó là WPC – đây là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ một loại bột gỗ kết hợp với nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC , PP, ABS, PS,…). Ngoài nhựa và bột gỗ ra WPC còn chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ. Tủ bếp gỗ nhựa có những đặc trưng nổi bật như: khả năng chống ẩm mốc, chống mối mọt và chống mục nát rất cao, mặc dù độ cứng chắc không bằng gỗ thường, và có thể hơi biến dạng khi gặp nhiệt độ quá nóng. Tuy nhiên nhược điểm khi làm tủ bếp gỗ nhựa là giá thành cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp.
Tủ bếp chữ L bằng gỗ công nghiệp
- 3. Tủ bếp chữ L bằng Inox
Tủ bếp inox là loại tủ bếp bền nhất trong các loại vật liệu. Tủ bếp làm bằng inox cao cấp không bị gỉ sét, mối mọt, khả năng chịu lực lớn. Tuy nhiên nếu lạ chọn không kĩ càng mà lựa chọn loại inox kém chât lượng thì tủ bếp xuống cấp cực kì nhanh. Giá tủ bếp inox từ 4 – 7 triệu đồng/ mét dài. Tuy nhiên, khá ít người chọn chất liệu này để làm tủ bếp gia đình vì không phù hợp về yếu tố phong thủy. Theo quan điểm người Việt, Hỏa khắc với Kim. Nếu dùng kim loại làm tủ bếp sẽ mang lại nhiều điều không hay cho gia chủ.
- 4. Nhựa:
Nhựa là chất liệu rẻ, đep, độ bền tương đối cao. Giá thành chủng loại tủ bếp nhựa rất đa dạng, khoảng 2 – 3 triệu đồng / md, cũng có loại gỗ nhựa lên đến 7 triệu đồng. Nhược điểm của chất liệu này tính thẩm mĩ không cao, không chắc chắn. Chỉ nên dùng nhựa làm tủ bếp dưới. Nếu muốn lắp đặt thêm tủ bếp trên bạn nên dùng gỗ công nghiệp.
- 5. Nhôm kính
Nhờ vào ưu điểm giá thành rẻ, vừa chống nước lại không bị mối mọt, ẩm mốc. Nhôm kính trở thành chất liệu tủ bếp được ưa chuộng hàng đầu ở các gia đình muốn sở hữu bộ tủ bếp đầy đủ công năng, bền bỉ và tiết kiệm. Giá thành tủ bếp nhôm kính khá rẻ, chỉ hơn 1 triệu đồng / md. Tuy nhiên, chất liệu này lại có nhược điểm là không sang trọng. Khi mở, đóng cửa tủ sẽ phát ra âm thanh.
Cách phân chia bố cục tủ bếp chữ L
- Bố trí các khu vực chức năng: Các modun chức năng cơ bản của bếp, bao gồm: tủ lạnh, kệ tủ, khu vực sơ chế, khu nấu nướng và khu vực bồn rửa. Kiểu bếp chữ L có rất nhiều cách để sắp xếp tam giác bếp miễn là không vi phạm các nguyên tắc phong thủy trong bếp. Và đảm bảo được sự thuận tiện trong quá trình sử dụng. Với kệ bếp treo tường phía trên, gia chủ có thể sử dụng kiểu chữ L hay chữ I hoặc để trống. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo phù hợp với không gian phòng bếp thì mới mang lại hiệu quả thẩm mỹ tốt.
- Thêm quầy bar hoặc bàn đảo:Bạn có thể tận dụng một phần chữ L để kết hợp bàn ăn hay quầy bar giúp tăng thêm vẻ đẹp và tiện cho căn bếp của gia đình. Bàn đảo bếp là phần bếp được đặt tách rời ở phía trước tủ bếp hoặc chính giữa không gian bếp, phía sau người nấu để thuận tiện cho các thao tác chế biến và nấu nướng.
Cách phân chia bố cục tủ bếp chữ L
Kích thước tủ bếp chữ L theo tiêu chuẩn
Nếu kích thước tủ bếp chữ L của bạn không phù hợp sẽ gây nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng. Khi chiều cao quá lớn, việc dọn dẹp, lấy hoặc cất giữ đồ đạc không chỉ trở nên khó khăn hơn mà còn có thể gây nguy hiểm nếu làm rơi vỡ đồ hoặc ngã. Tủ bếp có diện tích quá lớn lại gây bất tiện cho việc di chuyển trong lúc nấu nướng. Ngược lại, nếu tủ bếp quá thấp hay diện tích bếp quá nhỏ cũng gây cản trở cho thao tác trong bếp. Thường tủ bếp chữ L có chiều dài ít nhất 1,5 mét, cạnh còn lại có thể bằng hoặc dài khoảng 3 – 3,5 mét là hợp lý. Ngoài ra, kích thước của các bộ phận bếp nên đảm bảo theo tiêu chuẩn như sau:
- Chiều cao tủ bếp dưới: 81 – 86 cm
- Chiều rộng mặt bếp 60 – 65 cm;
- Chiều cao tủ bếp trên: 70 – 80 cm;
- Chiều sâu tủ bếp trên: 35 cm.
- Lối đi trong gian bếp: 90 – 150 cm.
- Khoảng cách của mặt bếp dưới và tủ bếp trên: 60 – 65 cm.
Nếu sử dụng thêm bàn đảo bếp, chiều cao bàn phải bằng với chiều cao tủ bếp dưới và chiều rộng bàn ít nhất là 50 cm. Chiều dài có thể thay đổi linh động sao cho phù hợp với diện tích tủ bếp chữ L. Ngoài ra việc xác định kích thước cánh và khoảng cách các thiết bị cũng rất quan trọng: Không có một tiêu chuẩn nào cố định cho kích thước của tủ bếp chữ L. Kích thước có thể thay đổi sao cho phù hợp với không gian phòng bếp và phong thủy của gia chủ.
Kích thước tủ bếp chữ L theo tiêu chuẩn
Phong thủy khi lắp đặt tủ bếp chữ L
Phong thủy là yếu tố quan trọng trong trong gian bếp bởi quan niệm gian bếp là nơi làm nên sự phồn thịnh và đoàn kết trong gia đình. Thiết kế tủ bếp theo phong thủy sẽ giúp mang lại nhiều sức khỏe, tài lộc và sự thuận hòa cho gia đình. Khi có ý định làm tủ bếp chữ L theo phong thủy cần lưu ý những điểm sau:
- Hướng đặt bếp: Khu vực bếp nấu thuộc hành Thủy và Hỏa, vì vậy tốt nhất nên đặt tủ bếp theo hướng Chính Đông và Đông Nam.
- Nên tránh đặt bếp dưới xà ngang hoặc dưới khu vực tương ứng với nhà vệ sinh của tầng trên đối với nhà phố.
Tủ bếp chữ L được đánh giá là phù hợp với phần lớn nhà bếp vừa và nhỏ. Với hiện trạng ngày càng nhiều khu chung cư, khu đô thị tại các thành phố lớn hiện nay, diện tích nhà ở có hạn thì tủ bếp chữ L rất phù hợp với phòng bếp của các gia đình có từ 3-5 thành viên. Tủ bếp được cố định dọc theo hai bức tường cung cấp không gian lưu trữ phong phú và các gia đình có thể tận dụng không gian này để đặt bàn ăn gia đình. Khu vực nấu nướng được tích hợp trong một góc vừa tiện lợi vừa tiết kiệm không gian.
Các Mẫu Tủ Bếp Chữ L Đẹp Hiện Đại
Dưới đây là những mẫu thiết kế tủ bếp chữ L đẹp với các phong cách và màu sắc khác nhau, phù hợp với các không gian nhà từ nhỏ hẹp đến rộng rãi.
Mẫu 1: tủ bếp chữ U hiện đại cho nhà chung cư
Mẫu tủ bếp chữ U hiện đại cho nhà chung cư
Mẫu 2: tủ bếp dành cho các phòng bếp có cấu trúc hẹp dài
tủ bếp dành cho các phòng bếp có cấu trúc hẹp dài
Mẫu 3: tủ bếp đụng trần giúp tăng không gian lưu trữ
tủ bếp đụng trần giúp tăng không gian lưu trữ
Mẫu 4: tủ bếp chữ L bằng gỗ tự nhiên cho nhà biệt thự
Thiết kế tủ bếp chữ L bằng gỗ tự nhiên cho nhà biệt thự
Mẫu 5: Tủ Bếp Chữ L Bằng Gỗ Gõ
Tủ Bếp Chữ L Bằng Gỗ Gõ
Mẫu 6: Tủ Bếp Chữ L Bằng Gỗ Sồi Nga Có Bàn Đảo Bếp
Tủ Bếp Chữ L Bằng Gỗ Sồi Nga
Mẫu 7: Tủ Bếp Chữ L Bằng Gỗ Công Nghiệp Acrylic
Tủ Bếp Chữ L Bằng Gỗ Công Nghiệp Acrylic màu tím bắt mắt